» Cẩm nang du lịch » Cẩm nang du lịch Hội An » Lịch sử Phố cổ Hội An, những điểm khiến bạn ấn tượng

Lịch sử Phố cổ Hội An, những điểm khiến bạn ấn tượng

Ngày đăng: 10/07/2023 - Đã Xem: 5612

Hội An từ lâu đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Thế nhưng Phố cổ Hội An được xây dựng vào năm nào? Chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Hãy tìm hiểu ngay lịch sử phố cổ Hội An qua bài viết dưới đây.

Đôi nét về Hội An

Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn. Thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km. Đô thị cổ Hội An là một điển hình cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á còn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Nơi đây ghi nhiều dấu ấn truyền thống và sự giao thoa văn hoá.

Xiu Up Xiu Down Voi 8 Quan Cafe View Dam Chat Pho Co Hoi An 10

Còn gìn giữ nhiều công trình kiến trúc, hội quán đặc biệt. Bên cạnh những ngôi nhà cổ, Hội An còn lưu giữ một nền văn hoá phi vật thể đa dạng, phong phú. Được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị hấp dẫn du khách. Vì vậy, đô thị cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là một di sản văn hoá thế giới từ năm 1999.

Phố cổ Hội An được xây dựng vào năm nào? 

Lịch sử phố cổ Hội An đã hình thành từ rất lâu với những dấu tích của thương cảng Chăm Pa. Hay lịch sử phố cổ Hội An cũng gắn liền với con đường tơ lụa trên biển. Vậy phố cổ Hội An được xây dựng vào năm nào?

Tái Hiện Cảng Hội An Xưa

Thương cảng Hội An hình thành trong khoảng cuối thế kỷ XVI, thời kỳ nhà Lê sơ (1428-1527). Từ khi chúa Nguyễn Hoàng khai phá vùng đất đàng Trong, mở rộng giao thương buôn bán với nước ngoài. Hội An dần trở thành thương cảng quốc tế sầm uất, là một trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á. Nổi tiếng với tên gọi Faifo và được các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, và phương Tây… biết đến vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII.

Đây cũng là thời kỳ thịnh đạt nhất của Hội An. Đến thế kỷ XIX, do giao thông ở đây không còn thuận tiện, Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng do người Pháp xây dựng nên. Nhưng cũng nhờ đó mà Hội An còn được bảo tồn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. 

Các di tích kiến trúc của Hội An

Lịch sử phố cổ Hội An gắn liền với sự giao thoa văn hoá Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Nên lối kiến trúc là sự kết hợp hài hoà, đan xen giữa hiện đại – truyền thống, giữa Á Đông và Tây phương. Nơi đây còn lưu giữ các di tích bến cảng, phố cổ, nhà ở kết hợp cửa hàng, hệ thống nhà thờ tộc họ, các đình chùa, đền, miếu, hội quán của người Hoa, ngôi mộ của người Nhật, người Hoa và chiếc cầu Nhật Bản,…

Xiu Up Xiu Down Voi 8 Quan Cafe View Dam Chat Pho Co Hoi An

Bạn có thể tìm hiểu các di tích kiến trúc quan trọng của Hội An tại khu phố cổ. Khu phố cổ nằm trọn trong phường An Minh với diện tích khoảng 2km2. Đây là nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình của Hội An. 

Gợi ý:
Cà phê Lò Gạch Cũ Hội An – địa điểm “check in” đẹp không góc chết
Các ngôi chùa ở Huế đẹp và linh thiêng nhất định phải ghé thăm
Chùa Huyền Không Sơn Thượng – “bồng lai tiên cảnh” giữa trần gian

Chùa, đền, miếu

Hội An từng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của phía Đàng Trong. Vì vậy những ngôi chùa, đền, miếu ra đời và gắn liền với lịch sử phố cổ Hội An. Ngôi chùa dược ra đời sớm nhất từ năm 1454 là ngôi chùa Chúc Thánh. Các công trình đền miếu ở Hội An mang chức năng là thờ cúng các vị tiên hiền có công sáng lập phố, hội và Minh Hương Xã. Tiêu biểu nhất ở đây là Miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông. Nằm ngay trung tâm khu phố cổ, được xây dựng từ năm 1653.

Tuy nhiên, nổi tiếng nhất phải kể đến là Chùa Cầu Hội An, được in trên tờ tiền mệnh giá 20.000 VNĐ. Đây là địa điểm mà hầu như bất cứ du khách nào khi đến với Hội An đều check in. Cây cầu này cũng mới được trùng tu, bảo dưỡng trong tháng 6 và tháng 7 năm 2023.

Hội quán

Hội quán là một sản phẩm sinh hoạt cộng đồng của người Hoa, được người Hoa xây dựng để tưởng nhớ quê hương của họ. Tại Hội An vẫn còn tồn tại 5 Hội quán tương ứng với 5 bộ phận dân cư Hoa Kiều lớn ở đây: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông. 

Hội Quán Phúc Kiến ở Hội An

Nhà thờ tộc

Nhà thờ họ hay còn được gọi là miếu tộc là nơi thờ cúng tổ tiên, một dạng kiến trúc nhà ở đặc biệt. Các nhà thờ tộc có niên đại sớm nhất của người Hoa Kiều vào đầu thế kỷ XVII. Khác với những nhà thờ họ ở thôn quê, nhà thờ họ ở Hội An thường mang phong cách đô thị, có quy mô và kiến trúc rất đẹp. 

Gợi ý: Khám phá 5 ngôi nhà cổ đẹp và ấn tượng nhất Hội An

Chùa Cầu

Chùa Cầu là chiếc cầu cổ duy nhất còn tồn tại gắn liền với lịch sử phố cổ Hội An. Chùa Cầu hay còn gọi là chùa Nhật Bản – một hình ảnh đặc trưng với kiến trúc kết hợp Nhật Bản – Trung Quốc và Việt Nam. Chùa Cầu được các thương nhân Nhật Bản xây dựng năm 1593. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạc nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu ngày nay đã trở thành biểu tượng của thành phố Hội An.

Chùa Cầu Hội An

Ngoài ra, khi đến khu phố cổ, bạn cũng có thể đến bảo tàng lịch sử – văn hoá Hội An để tìm hiểu thêm về lịch sử phố cổ Hội An. Hoặc thưởng thức các món ẩm thực đặc trưng, trải nghiệm tại các làng nghề thủ công truyền thống, tham gia những lễ hội văn hoá tiêu biểu của Hội An. 

Lịch sử phố cổ Hội An đã làm nên những đặc trưng riêng của vùng đất này mà không nơi nào có được. Vì vậy mà Hội An ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương.

 
Yêu cầu đặt dịch vụ

Vui lòng chọn đúng ngày nhận phòng & trả phòng để nhận được báo giá chính xác.

    X

    Ngày mai Chọn ngày
    - +
    - +
    - +