Trang chủ » Cẩm nang du lịch » Cẩm nang du lịch Huế »
Mắm sò Lăng Cô – đặc sản trứ danh xứ Huế
Mắm sò Lăng Cô là một trong những đặc sản nổi tiếng mà chỉ ăn một lần bạn sẽ nhớ mãi hương vị. Lăng Cô không chỉ có phong cảnh thơ mộng, biển xanh cát trắng mà Lăng Cô còn là nơi tập trung nhiều hải sản tươi sống. Trong đó con sò hay tiếng địa phương gọi là “sặc” cũng là một loại đặc sản ở đầm Lăng Cô được chế biến thành một loại mắm gọi là mắm sò trứ danh.
Vịnh Lăng Cô (thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) nổi tiếng với nhiều loại đặc sản tươi ngon như tôm, cua, ghẹ, mực, sò huyết, sò huyết, hến… nhờ sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng, điều kiện bao quanh bởi biển và đầm phá.
Mắm sò Lăng Cô được chế biến như thế nào?
Ở Lăng Cô hiện nay có rất nhiều hộ gia đình tự làm được mắm sò. Nhưng nổi tiếng là gia đình bà Mễ Cần với 20 năm làm mắm ở ngã tư chợ Lăng Cô. Theo bà, làm mắm sò không khó, nhưng để có một chai mắm sò ngon phải đòi hỏi người làm mắm phải hiểu rõ đặc tính của nguyên liệu.
⇒ Ưu đãi đặt phòng khách sạn Huế giảm tới 50%
Con sò dường như có mặt quanh năm, chỉ trừ những lúc thời tiết mưa gió tháng 9, tháng 10 nước dâng cao người dân không thể đi cào thì sò mới hiếm. Để cào được sò chỉ một cái bàn cào nhỏ và một cái giỏ hoặc một cái gì bất kỳ để đựng sò cùng với thời điểm nước ròng thuận lợi (khoảng 14 – 18 giờ chiều). Để bắt được sò không khó nhưng để bắt được nhiều sò lại đòi hỏi người bắt phải bền bỉ, kiên trì. Có khi phải ngâm mình trong nước mặn cả ngày, thậm chí là nước nóng của buổi chiều hoặc nước dâng cao ngang cổ.
Sò được tách vỏ, rửa sạch cát, để ráo nước khoảng 1 giờ. Sau đó đổ sò vào thau sạch, bỏ muối sống được giã mịn với tỷ lệ 10 chén sò: 2 chén muối. Tiếp theo trộn thật đều sò, muối, ớt, riềng, bỏ vào chai hoặc hộp nhựa đậy thật kín. Sau khi đưa vào hộp 8-10 ngày là tạo thành món mắm sò có thể ăn được. Nhưng muốn mắm ngon, đượm và chuẩn bị thì phải có bí quyết riêng.
⇒ Tổng hợp vé tham quan, vui chơi ở Huế
Bí quyết để có một chai mắm sò Lăng Cô thơm ngon
Muốn mắm ngon và sò không bị ươn thì người tách vỏ phải giữ nguyên ruột. Nạo xong tách vỏ, rây cho sạch cát và nước đục, để ráo. Theo kinh nghiệm của những người làm mắm lâu năm ở Lăng Cô, không nên ngâm sò trong nước quá lâu vì khi làm mắm sẽ nhanh hỏng. Cái hay của người làm mắm là cân lượng muối thích hợp, không mặn quá mà cũng không nhạt.
Để làm mắm, người ta lấy ruột sò, ớt bột, củ riềng, đậu xanh rang và muối (cứ 10 chén muối thì khoảng 2 chén sò)… trộn đều vào thau rồi cho vào thau khoảng 2 – 3 chai, đậy nắp kín lần nữa. Để khoảng 10 đến 15 ngày, nước sò đọng dưới đáy chai 2 phân, thịt sò nổi lên trên mặt nước. Bây giờ nước mắm đã chín, chúng ta đã có thể thưởng thức đặc sản của Lăng Cô. Sò càng lên cao, nước mắm bên dưới chai càng nhiều chứng tỏ mắm ấy để đã lâu.
Thưởng thức mắm sò Lăng Cô sao cho đúng vị ?
Nếu muốn cảm nhận được hết vị ngon của mắm sò Lăng Cô, chúng ta thường trộn với lá sung thái mỏng hoặc đu đủ thái sợi, khế chua, chuối chát… Hương vị của nước mắm sò vốn đã ngon, lại càng ngon hơn khi được ăn kèm với vị béo của thịt lợn.
⇒ Combo Huế 3N2D Trọn gói Vé Máy Bay
Cũng giống như mắm cá, mắm ruốc ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, mắm sò rất hợp với các loại rau. Cầm trên tay cuộn rau thanh mát, chấm nước mắm sò, kẹp miếng thịt vào miệng và nhai thật kỹ, đảm bảo không còn gì thích thú hơn.
Mắm sò Lăng Cô rất thơm ngon, ai đã từng ăn qua chắc chắn sẽ không quên được mùi vị này. Nếu có dịp đến thăm xứ Huế, bạn đừng quên chọn mua một ít đặc sản mắm sò Lăng Cô về làm quà cho người thân hay bạn bè của mình.