Trang chủ » Cẩm nang du lịch » Cẩm nang du lịch Sapa »
Bản Tả Phìn – bản làng hoang sơ mà đậm đà bản sắc dân tộc
Ở Sapa có nhiều bản của người dân tộc như: bản Cát Cát, bản Tả Van, bản Lao Chải, bản Ý Linh Hồ… nhưng không một bản nào có vẻ đẹp ma mị như bản Tả Phìn. Bản Tả Phìn khác những bản còn lại ở chỗ nơi này vẫn còn giữ được nét nguyên sơ vì ở xa thị trấn Sa Pa.
Mặc dù thế, vẫn có nhiều du khách không ngại đường xa để đến bản Tả Phìn vui chơi. Vậy bản Tả Phìn có gì chơi mà du khách Sapa nào cũng muốn ghé lại tham quan đến vậy? Hãy cùng Eholiday tìm hiểu nhé!
Vài nét về bản Tả Phìn
Bản Tả Phìn nằm cách trung tâm Sapa 17 km về phía đông bắc. Trên đường từ thị trấn đến làng, khách du lịch sẽ được ngắm cảnh đẹp vô cùng. Dọc theo con đường có nhiều sườn núi thoai thoải và những thửa ruộng bậc thang xanh mướt – một trong những điểm nhấn đẹp đẽ của Tây Bắc.
Hơn nữa, hai bên đường ngập tràn sắc hoa khoe sắc. Tùy theo mùa sẽ có những loại hoa khác nhau, và những loài hoa đẹp nhất ở Sa Pa là hoa kiều mạch (nở vào tháng 3) và hoa cải Sapa (nở vào đầu mùa đông).
Được biết đến là một khu du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Lào Cai, bản Tả Phìn là một trong những điểm tham quan ở Sapa bạn không nên bỏ qua khi đến vùng đất này. Tả Phìn ẩn mình trong một thung lũng đẹp và hoang sơ. Đây là làng của người dân “Dao Đỏ”.
Đến thăm Tả Phìn, bạn có thể bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Dao Đỏ trong trang phục rất đẹp và sặc sỡ được làm từ thổ cẩm, một sản phẩm thủ công truyền thống của người dân địa phương nơi đây.
Người dân nơi đây khá thân thiện và hiếu khách. Ngoài ra, du lịch bản làng, bạn còn được khám phá phong tục, tập quán, văn hóa của cộng đồng các dân tộc, nơi đây sẽ được dàn dựng các tiết mục phục vụ du khách như nghi lễ đám cưới và một số loại hình múa truyền thống.
Hướng dẫn di chuyển
Xuất phát từ thị trấn Sapa, du khách đi men theo đường quốc lộ 4D. Đi được khoảng 5km, du khách rẽ trái tới cổng bán vé tham quan bản Tả Phìn. Giá vé tham quan bản Tả Phìn là 20.000 đồng/người. Từ cổng bán vé, du khách đi thêm khoảng 7km nữa là tới bản.
Gợi ý: Khách sạn Sapa giá tốt chỉ từ 450.000đ/đêm
Chuẩn bị gì khi vào bản
Để đi vào bản Tả Phìn Sapa bạn nên ăn mặc quần áo gọn gàng, tránh màu trắng vì đó là biểu tượng màu sắc tang lễ kiêng kỵ của người Dao. Hãy lựa chọn cho mình những đôi giày thấp gót, giày thể thao để việc di chuyển dễ dàng và thoải mái nhất nhé. Ngoài ra việc chuẩn bị đèn pin và các đồ ăn khô kèm theo cũng khá cần thiết để việc tham quan bản rõ ràng và tiện lợi nhất.
| Gợi ý cho bạn: Combo Sapa 2N1Đ + Xe giường nằm chỉ từ 890.000đ
Làm gì khi du lịch bản Tả Phìn?
Ngắm ruộng bậc thang
Những thửa ruộng bậc thang nằm trên lưng chừng núi là điểm nhấn đẹp nhất của bản Tả Phìn. Ngày ngày, những người dân sinh sống ở bản Tả Phìn đến ruộng bậc thang để cày cấy. Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác những thửa ruộng bậc thang ở đây trải dài như vô tận.
Đi du lịch bản Tả Phìn vào khoảng tháng 9, tháng 10, du khách còn được ngắm nhìn cảnh những thửa ruộng bậc thang vàng ươm và cảnh người dân Tả Phìn vui tươi gặt lúa.
Tham quan làng nghề thổ cẩm
Điều đầu tiên bạn cần làm khi du lịch bản Tả Phìn chính là ghé thăm các gian hàng thổ Cẩm. Tả Phìn đang được công nhận là làng dệt thổ cẩm nổi tiếng. Những tấm thổ cẩm thủ công của làng có nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng. Một số sản phẩm chính có thể kể đến là ba lô, túi du lịch, khăn quàng cổ, túi xách, ví và áo khoác. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo của phụ nữ H’Mông và Dao Đỏ làm ra.
Các họa tiết trên thổ cẩm được trang trí một cách cẩn thận và tinh xảo với nhiều hình ảnh cỏ cây, chim muông, hoa lá, cỏ cây,… luôn gây được sự tò mò và sức hút đặc biệt đối với du khách khi đi du lịch Sapa. Thổ cẩm là món quà không thể thiếu đối với du khách khi đến du lịch Sapa. Đối với người dân tộc Tả Phìn, thổ cẩm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây không chỉ được dùng làm vật để trang trí, tô điểm mà còn là vật lưu niệm trong ngày cưới của các cặp đôi.
Những đường nét hoa văn tinh xảo thể hiện trên mỗi tấm thổ cẩm là những tinh hoa của người dệt, của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính điều này đã làm cho thổ cẩm Sapa nổi bật hơn hẳn so với các loại thổ cẩm các vùng khác. Ngoài ra, đây cũng là một mặt hàng lưu niệm không thể thiếu của du khách khi tới thăm Sapa để dành tặng cho gia đình và người thân.
Xem người Tả Phìn khảm bạc
Người Dao ở bản Tà Phìn được nhiều người biết đến với các sản phẩm khảm bạc. Người Mông, người Tày, người Thái thường mua đồ khảm bạc – đồ trang sức của người Dao đỏ. Nguyên liệu chính để làm trang sức hiển nhiên là bạc. Để làm một món đồ trang sức bằng bạc, bạn cần nhiều dụng cụ khác nhau như lò nung, quạt thổi, nồi nấu bạc, khuôn và dụng cụ chạm khắc. Trong đời sống của người Dao đỏ, địa vị xã hội của người con gái được thể hiện qua trang sức bạc mà họ mang trên người.
Tắm lá thuốc người Dao
Đến thăm bản Tả Phìn, bạn nên thử sử dụng dịch vụ tắm lá thuốc. Tắm lá thuốc là một nét độc đáo trong sinh hoạt hàng ngày của người Dao Đỏ. Dạo quanh Tả Phìn, bạn có thể thấy rất nhiều loại rau thơm được phơi dưới nắng. Từ xa xưa, người Dao Đỏ thường hái lá của các loại cây thuốc khác nhau trong rừng, cho vào đun với nước sôi rồi tắm bằng nước này.
Theo truyền thống của người Dao Đỏ, mỗi bài thuốc tắm bao gồm hơn 10 loại thảo dược, thậm chí có lúc con số này lên tới 120. Vừa bước vào phòng tắm, bạn có thể bắt gặp ngay một làn hương thơm thảo mộc. Nước của bài thuốc nam này có màu đỏ. Đắm mình trong bồn tắm gỗ, bạn sẽ cảm nhận cảm giác giác sảng khoái, thư thái.
Công dụng khi tắm lá thuốc này đã được các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Dược chứng minh rất cụ thể. Lá tắm giúp tăng cường sinh lực cho đàn ông, giúp các chị em có làn da căng bóng, mịn màng, giúp người già cải thiện giấc ngủ, giúp các em nhỏ tăng sức đề kháng và làn da hồng hào hơn.
Đặc biệt, bài thuốc còn được dùng để chữa bệnh như chữa đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt, hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi sinh đẻ, cho người vừa ốm dậy. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục.
Không giống như các nơi khác, thuốc tắm của người Dao đỏ ở Tả Phìn có nhiều loại cây hơn so với các vùng khác, trung bình khoảng từ 10 đến 100 loại lá thuốc được đun cho một lần tắm. Cũng vì vậy mà mức giá dịch vụ này lên đến 80-100k/lần, tuy nhiên số tiền mà bạn bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Đây là một hoạt động rất được ưa thích bởi du khách cả trong nước và quốc tế khi du lịch Tả Phìn.
Trải nghiệm ngủ qua đêm tại nhà người dân
Đi du lịch bản Tả Phìn nên ở đâu? Nếu không muốn ở qua đêm tại những Homestay vì giá cả đắt đỏ, du khách có thể ngủ qua đêm tại nhà người dân tộc trong bản. Người Dao Đỏ, H’Mông rất hiếu khách nên du khách chỉ cần mở lời là họ sẽ mời bạn về nhà họ ngay. Buổi tối, du khách còn được dịp thưởng thức những bữa ăn do chính người dân bản Tả Phìn nấu nướng.
| Xem thêm: Bản Tả Van – mộc mạc và bình yên giữa núi rừng Sapa
Địa điểm tham quan tại bản Tà Phìn mà bạn không nên bỏ qua
Check in Cầu Mây
Một điểm thu hút khách du lịch khác ở Tả Phìn là Cầu Mây, cây cầu treo đặc biệt bắc qua suối Mường Hoa. Cây cầu này được tạo nên từ những sợi dây mây nên có tên là Cầu Mây Sapa. May có nghĩa là “tháng năm” trong tiếng Anh. Theo nghĩa tiếng Việt thì vì vào những ngày sương mù dày đặc khi đi qua cầu, bạn sẽ có cảm giác như đang đi trên mây
Hang động Tả Phìn
Chỉ cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1 km về phía Bắc, một ngọn núi đá vôi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn nứt ra một hang động. Trong dãy núi có một ngọn núi nhỏ, dưới chân có một hang động xuyên lòng núi. Động Tả Phìn rộng khoảng 3m, cao 5m, có lối đi vào lòng đất.
Bên trong hang có rất nhiều nhũ đá lấp lánh với muôn hình vạn trạng như tiên nữ, bà bầu bồng con,… Bước vào hang, du khách sẽ bắt gặp một tảng đá lớn nằm nghiêng về phía bên trái. Trên tảng đá, có một hình ảnh giống như dấu chân của một con gà. Ngoài ra, ở phía bên phải, có một số vết lõm trông giống như ngón chân ngựa.
Tu viện cổ
Đã tồn tại hơn nửa thập kỷ với thời gian, không biết nguyên nhân vì sao mà công trình kiến trúc của Pháp lại bị bỏ hoang và sụp đổ ngày nay. Đằng sau những lớp bụi thời gian phong kín là vẻ đẹp kiến trúc đặc biệt, đường nét cổ kính và không gian trầm mặc khiến du khách thích thú dừng chân tham quan, chụp ảnh.
Ẩn hiện trong lớp sương mù trên đỉnh ngọn núi cao của bản Tả Phìn, tu viện cổ đổ nát với rừng cây rậm rạp khiến người ta dễ dàng liên tưởng đến những câu chuyện cổ tích xa xưa.
Chiêm ngưỡng tượng Phật tại bản
Địa điểm mới toanh cho khi đi du lịch Sapa. Bức tượng phật được gắn trên vách núi mới được hoàn thiện không chỉ là địa điểm tham quan mang ý nghĩa tâm linh mà nó sẽ còn hứa hẹn là điểm đến đầy huyền bí và thu hút du khách khi tới Sapa.
Vì chưa thực sự hoàn thành nên rất ít người biết. Tranh thủ những ngày còn vắng khách hãy tới check in ngay thôi nào
| Tìm hiểu thêm: Bản Cát Cát – bản làng đẹp nhất vùng Tây Bắc
Một số lưu ý khi tham quan bản Tả Phìn
– Theo quan niệm của người dân tộc nơi đây, khách muốn vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Nhà người Mông thường có một cây cột to nhất chôn sâu xuống đất cao đến tận nóc nhà. Đây gọi là cột cái, nơi ma quỷ trú ngụ, bạn không được treo quần áo hay ngồi dựa lưng vào cây cột đó. Gian giữa nhà là nơi thờ cúng nên khách không được phép ngồi ở đây. Ghế đầu bàn là vị trí dành cho cha mẹ, du khách cũng không được phép ngồi vào. Khi chủ nhà mời uống nước, uống rượu, nếu bạn không muốn uống thì hãy từ chối khéo chứ không được úp bát xuống bàn. Chỉ có thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.
– Khi vào bản bạn lưu ý không mặc các loại đồ màu trắng vì đó là màu sắc của tang lễ, cũng không được huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Lí do vì người dân tộc cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là tiếng gọi ma quỷ về bản.
Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch bản Tả Phìn Sapa trên giúp bạn có những thông tin cần thiết trước khi khám phá địa danh này. Đừng quên theo dõi Eholiday để không bỏ lỡ combo du lịch Sapa giá rẻ và cẩm nang du lịch Sapa bổ ích nhé!