Trang chủ » Cẩm nang du lịch » Cẩm nang du lịch Đà Lạt »
Linh Ẩn Tự Đà Lạt – Nơi có tượng Quan Âm lớn nhất Việt Nam
Chùa Linh Ẩn hay Linh Ẩn Tự Đà Lạt còn được mệnh danh là Thiền viện Trúc Lâm thứ 2 của Đà Lạt. Với vị trí đặc biệt của chùa, tọa lạc yên bình trên ngọn đồi cao phía sau là rừng núi. Phía trước là Thác Voi ngày đêm tuôn chảy tạo nên một vị thế đắc địa “tọa sơn ngoạ thủy”.
Được xây dựng từ năm 1993, chùa Linh Ẩn nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt. Chùa nằm trong quần thể danh thắng Thác Voi thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Nhờ vẻ đẹp thanh bình, yên ả, cho nên không phải tự nhiên mà gọi Linh Ẩn tự là “Thiền viện Trúc Lâm” thứ hai.
Một phần cũng là do nằm ở vị trí khá cao, phần do nằm cạnh một ngọn thác lớn nên ở đây có bầu không khí rất trong lành, mát mẻ mang đến cho những du khách khi tới đây thăm quan đều cảm thấy thư giãn, đầy thích thú
Hướng dẫn di chuyển đến Linh Ẩn Tự
Linh Ẩn Tự cách trung tâm Đà Lạt về khoảng 27km. Đường đi đến chùa từ trung tâm Đà Lạt cũng rất dễ tìm. Bạn đi theo hướng đường Hoàng Văn Thụ. Đây cũng là con đường đến với thác nổi tiếng tại Đà Lạt – thác Cam Ly. Tiếp tục chạy thẳng sẽ đến được đại phận xã Tà Nung. Vừa đi vừa ngắm cảnh băng qua những cánh rừng cà phê, vườn trà, bạn sẽ thấy được chùa Linh Ẩn Tự Đà Lạt.
Lịch sử hình thành
Khi mới xây dựng, chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ do Đại đức Thích Tâm trụ trì, ban đầu chùa chỉ có diện tích khoảng 4ha để thờ Phật. Cho đến năm 1999, để mở rộng và phát triển thêm nơi tu hành, ông đã cho xây dựng thêm và đổi tên là Linh Ẩn Tự. Từ đó đến nay, chùa không ngừng được mở rộng với nhiều công trình mới phục vụ tăng ni phật tử cũng như khách tham quan.
Kiến trúc đặc sắc của khuôn viên Linh Ẩn tự
Bước vào Phật điện, ấn tượng đầu tiên là sân chùa vô cùng rộng rãi. Đây là nơi sinh hoạt chung của các tăng ni phật tử. Sân được trồng các bụi cây cảnh rải đều để sân không bị trống. Cuối sân là chánh điện. Bậc tam cấp từ sân chùa lên Chánh điện có đôi rồng đúc bằng xi măng phủ phục hai bên.
Chánh điện được xem là trung tâm của chùa. Công trình này được xây dựng từ năm 1999 với diện tích lên đến 1.400 m2 vô cùng bề thế. Hai tầng mái cong vút lợp ngói đỏ như những ngôi chùa cổ truyền ở Việt Nam.
Bên trong chánh điện thờ 5 vị Phật, phía trước là Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Dược Sư, bên trái là Phật Bà Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, bên phải là Phật A Di Đà.
Linh Ẩn Tự Đà Lạt có gì nổi bật ?
Ngay bên trái chánh điện là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lớn nhất Việt Nam với chiều cao hơn 70 mét. Tượng Phật Bà Quan Âm có kích thước vô cùng lớn nhưng được điêu khắc tỉ mỉ với những đường nét tinh tế tạo nên vẻ nhẹ nhàng, thanh thoát.
Đặc biệt, du khách có thể vào bên trong tượng và leo lên đỉnh hoặc đứng trên tay Bồ tát Quan Thế Âm, hoặc vào bình Cam Lộ khổng lồ.
Phía sau chùa là vườn Quán Âm Tịnh Độ. Đây là một khu vườn rất đặc biệt với gần 500 bức tượng Phật Bà Quan Âm. Mỗi bức tượng được sơn màu trắng tinh khiết với kích thước, hình dáng giống hệt nhau và cao tới 3m.
Tất cả được xếp thành hàng dài đặt uy nghi trên bệ đá. Bên cạnh đó, khu vườn này còn trồng rất nhiều loại hoa khác nhau giúp khu vườn thêm tươi tắn và rực rỡ.
Và điểm nhấn cuối cùng của chùa Linh Ẩn chính là bức tượng Phật Di Lặc khổng lồ. Bức tượng này có chiều cao lên tới 12,5m với chiều ngang 9m và chiều ngang 6,5m. Theo tín ngưỡng dân gian xưa, người ta tin rằng Phật Di Lặc là biểu tượng của hạnh phúc viên mãn.
Chính vì vậy mà bức tượng được điêu khắc tỉ mỉ toát lên thần thái của nụ cười phúc hậu. Nụ cười của ngài giúp hóa giải mọi căng thẳng, áp lực trong cuộc sống hàng ngày, hướng mọi người về cõi Phật an lành.
Linh Ẩn Tự Đà Lạt mở cửa khá sớm từ 5h sáng để đón du khách. Bạn có thể đến chùa bất kỳ thời gian nào trong tuần. Đây chắc chắn sẽ là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn cho mọi người đến tham quan, chụp ảnh và chiêm bái.
Với vẻ đẹp mà Linh Ẩn Tự Đà Lạt mang lại cho bạn, chắc chắn nơi đây sẽ đem lại cho bạn nhiều điều thú vị phải không nào ? Đừng quên đến đây tự mình khám phá vẻ đẹp của Linh Ẩn Tự khi du lịch Đà Lạt nhé !
Top 10 Chua Quan Am Da Lat - indembassyhavana | 2 năm trước
[…] Trích nguồn: … […]